Móng nhà là gì? Các Loại Móng Nhà Thông Dụng Và Kinh Nghiệm Thi Công

Việc chọn lựa loại kết cấu móng nhà phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính an toàn và độ ổn định của công trình. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại móng thích hợp, cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố như thiết kế kiến trúc, đặc điểm của nền đất, loại đất, cũng như điều kiện thời tiết trong khu vực xây dựng. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công mà còn đến tuổi thọ và khả năng chịu lực của ngôi nhà. Không để quý khách hàng phải chờ lâu, ngay dưới đây SYM HOUSE đơn vị chuyên xây nhà trọn gói thi công nhà phố tại khu vực phía bắc sẽ đi giới thiệu các loại móng nhà trong xây dựng phổ biến hiện nay và chia sẻ một số kinh nghiệm cốt lõi nhất trong quá trình thi công móng luôn được bền – chắc ngay dưới đây: 

Móng nhà là gì?

Móng nhà, còn gọi là nền móng, là phần kết cấu xây dựng nằm ở phần dưới cùng của công trình, có chức năng chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà và truyền tải trọng đó xuống nền đất bên dưới. Móng nhà có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và an toàn của công trình, vì nó giúp phân bố đều lực tác động từ các tầng trên xuống mặt đất.

kiem tra cot thep
Móng nhà là gì?

Các loại móng nhà trong xây dựng phổ biến

Việc lựa chọn móng nhà phù hợp cần xem xét dựa trên các yếu tố như đặc tính của nền đất, loại đất, và điều kiện thi công. Kiến trúc sư sẽ dựa vào những yếu tố này để đưa ra loại móng phù hợp, đảm bảo sự an toàn và tính ổn định của công trình. Dưới đây là 4 loại móng thường được sử dụng trong thi công nhà ở phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Móng băng nhà ở 

Móng băng cho nhà ở là loại móng phổ biến trong xây dựng các ngôi nhà 2-4 tầng nhờ giá thành phải chăng, khả năng chịu lực tốt, độ lún đều và dễ thi công. Loại móng này thích hợp cho các khu vực có địa chất thông thường hoặc tốt và phù hợp với phương án thiết kế của công trình.

Móng băng có thể chịu được diện tích xây dựng từ 500m² – 800m², tuy nhiên, con số này có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như độ sâu của móng, độ bền của đất, và các yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Theo các tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cột của móng băng thường nằm trong khoảng từ 12m² – 16m².

mong bang 2 phuong
Móng băng nhà ở

Móng bè nhà ở

Móng bè được sử dụng cho thi công nhà ở có kết cấu phức tạp, tải trọng lớn hoặc xây dựng trên nền đất yếu, dễ bị sụt lún không đồng đều như đất cát, ao hồ.

Giới hạn diện tích xây dựng mà một móng bè có thể chịu đựng thường nằm trong khoảng từ 500m² đến 800m², tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ sâu của móng, độ bền của đất, và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình.

Về giới hạn tải trọng có thể chịu đựng, theo các tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cột của móng bè thường dao động từ khoảng 12m² đến 16m². Giới hạn tải trọng của móng bè thường nằm trong khoảng từ 1000 kN/m² đến 2000 kN/m² (tương đương từ 100 tấn/m² đến 200 tấn/m²).

Việc sử dụng móng bè đòi hỏi sự tính toán và thiết kế kỹ lưỡng từ các kỹ sư chuyên nghiệp để đảm bảo tính an toàn và ổn định cao nhất cho công trình. Các yếu tố như khảo sát địa chất, tính toán tải trọng, và thiết kế chi tiết đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác nhằm đảm bảo móng bè phát huy tối đa khả năng chịu lực và độ bền của mình.

tiet-kiem-chi-phi-khi-lam-mong-nha-2-tang-SYM-HOUSE
Móng bè nhà ở

 

Móng cọc nhà ở

Móng nhà ở dạng móng cọc thường được ưu tiên sử dụng cho các công trình xây dựng trên địa hình phức tạp hoặc trên các loại đất yếu như đất ao, đất hồ. Móng cọc có nhiều ưu điểm so với các loại móng nhà khác như tiết kiệm vật liệu xây dựng và khả năng chịu tải cao. Tuy nhiên, chi phí thi công của móng cọc thường cao hơn so với các loại móng khác như móng băng và móng đơn, bởi phải tính đến chi phí thi công của cọc cũng như làm đài – giằng móng.

Ep coc be tong mong
Móng cọc nhà ở

Theo tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cọc của móng cọc thường phụ thuộc vào đường kính và khả năng chịu tải của từng loại cọc, thường dao động từ 0,2m² – 2,0m². Giới hạn tổng diện tích của móng cọc tùy thuộc vào loại đất và khả năng chịu tải của từng loại cọc, nhưng theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tối đa của móng cọc  cho thi công nhà ở thông thường không vượt quá 400m².

Về giới hạn tải trọng có thể chịu được, nó phụ thuộc vào loại cọc và đường kính của cọc. Các loại cọc thông dụng như cọc khoan nhồi và cọc đúc sẽ có giới hạn tải trọng khác nhau, dao động từ 1000 kN/m² đến 5000 kN/m² (tương đương 100 tấn/m² – 500 tấn/m²).

Việc sử dụng móng cọc cho thi công nhà ở đòi hỏi phải được tính toán và thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình. Các kỹ sư cần tiến hành khảo sát địa chất, tính toán tải trọng, và thiết kế móng phù hợp với các điều kiện cụ thể của mỗi dự án.

Móng đơn (cốc) nhà ở

Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhẹ và nền đất tốt. Loại móng này gồm một hoặc một số cọc đơn lẻ, mỗi cọc chịu tải trọng từ một cột hoặc một phần tường của ngôi nhà. Móng đơn đơn giản trong thiết kế và thi công, nhưng cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.

Giới hạn diện tích xây dựng cho móng đơn là khoảng 50m². Trong trường hợp nền đất có độ bền cao hoặc đã được san lấp và nén chặt, diện tích này có thể mở rộng tối đa lên đến 70m². Điều này giúp đảm bảo rằng móng đơn có thể chịu được tải trọng của công trình một cách ổn định và an toàn.

Khi sử dụng móng đơn cho việc xây dựng nhà ở, có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm diện tích xây dựng tổng thể, tải trọng của công trình, độ sâu và độ dày của móng, cũng như độ bền của đất xung quanh. Diện tích tải truyền thường giảm dần xuống dưới 8m² cho mỗi cột. Giới hạn tải trọng của móng đơn thường nằm trong khoảng từ 100 kN/m² đến 400 kN/m² (tương đương 10 tấn/m² – 40 tấn/m²).

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình, việc tính toán và thiết kế móng đơn phải được thực hiện một cách cụ thể và chi tiết cho từng trường hợp xây dựng riêng biệt. Các kỹ sư cần tiến hành khảo sát địa chất, tính toán tải trọng, và thiết kế móng phù hợp với các điều kiện cụ thể của mỗi dự án nhằm đảm bảo tính bền vững và an toàn cao nhất.

mong-don-nha-2-tang-SYM-HOUSE
Móng đơn (cốc) nhà ở

Chia sẻ một số kinh nghiệm khi thi công móng nhà tại SYM HOUSE

Kinh nghiệm khi thi công móng nhà có độ bền – chắc như thế nào? Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi khá được nhiều gia chủ quan tâm đang trong quá trình thi công xây dựng ngôi nhà ước mơ của mình. không để quý khách phải chờ lâu, với kinh nghiệm hơn 10 năm thiết kế và thi công xây dựng nhà ở tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, chúng tôi đã đồng hành hơn 200 dự án thi công và bàn giao đúng tiến độ sẽ trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm thi công phần móng nhà mang thương hiệu SYM HOUSE ngay dưới đây: 

Tuân thủ theo bản vẽ thiết kế

Việc thi công móng nhà đòi hỏi phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế để đảm bảo tính chính xác và an toàn. Mỗi chi tiết trong bản vẽ đều đã được các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm của ngôi nhà. Chính vì thế, gia chủ cần lưu ý vấn đề này tuyệt đối không tự ý thay đổi bản vẽ thiết kế khi không có sự trao đổi với đơn vị thầu ngay trước đó, tránh ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng phần móng nhà. 

thi cong san hop 7
Tuân thủ theo bản vẽ thiết kế

Khảo sát địa hình vị trí ngôi nhà thi công 

Khảo sát thực trạng địa hình là bước quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí và lựa chọn giải pháp xây dựng móng. Tất cả các công đoạn tính toán trọng lượng và thiết kế móng đều dựa trên đặc điểm nền địa chất của khu vực xây dựng. Tùy thuộc vào từng vị trí cụ thể của công trình, sẽ có những giải pháp thi công móng phù hợp nhất được áp dụng.

thi cong san hop 8
Khảo sát địa hình vị trí ngôi nhà thi công

Ví dụ, nếu công trình được xây dựng trên nền đất đá vững chắc, việc sử dụng móng đơn hoặc móng băng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Ngược lại, đối với công trình xây dựng trên đất yếu như đất cát hoặc đất đầm lầy, móng cọc thường là lựa chọn tối ưu để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho công trình. Trong các khu vực có nguy cơ động đất, cần cân nhắc thiết kế móng đàn hồi hoặc áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo đảm tính bền vững và an toàn của công trình.

Lựa chọn phương án thi công móng phù hợp

Dựa trên kết quả khảo sát địa hình, lựa chọn phương án thi công móng phù hợp là bước tiếp theo. Có nhiều loại móng khác nhau như móng đơn, móng băng, móng bè, và móng cọc, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại móng phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo khả năng chịu tải và độ bền vững cho công trình.

xay nha tron goi ha tinh 2
Không khí trao đổi với khách hàng tại văn phòng SYM HOUSE để đưa ra các giải pháp thiết kế và phương án thi công các hạng mục cụ thể

Lựa chọn vật liệu thi công đảm bảo chất lượng

Việc lựa chọn vật liệu thi công đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng móng. Vật liệu xây dựng chất lượng không chỉ giúp móng đạt được độ bền và khả năng chịu lực tốt nhất mà còn tăng tuổi thọ cho công trình. Cần lựa chọn các loại vật liệu từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tế của công trình.

xay nha hai phong
Lựa chọn vật liệu thi công đảm bảo chất lượng

Tìm đơn vị thi công uy tín đáng tin cậy

Việc lựa chọn một nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp là rất quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở. Chủ nhà nên thực hiện nghiên cứu và so sánh giữa các đơn vị thầu để tìm ra mức giá hợp lý. Tuy nhiên, không nên chỉ tập trung vào những đơn vị có chi phí xây dựng quá thấp mà bỏ qua uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu.

Việc chọn một đơn vị không chuyên nghiệp có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng công trình, như việc phải chi trả chi phí cải tạo và sửa chữa sau này, điều này không chỉ tốn kém mà còn gây phiền toái cho chủ nhà. Vì vậy, việc chọn nhà thầu có uy tín và kinh nghiệm là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của công trình và tránh các rủi ro phát sinh không mong muốn.

SYM HOUSE - Đơn vị xây nhà trọn gói uy tín, chất lượng hàng đầu tại Bắc Ninh
SYM HOUSE ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm đảm bảo chất lượng và độ bền của mỗi dự án.

SYM HOUSE là một đơn vị chuyên thi công phần thô, thi công nhà hoàn thiện và xây nhà trọn gói cho nhà phố, biệt thự, nhà vườn tại các tỉnh miền Bắc. Với hơn 90% công trình chúng tôi thi công đều đạt đúng tiến độ bàn giao và hoàn thiện với độ chính xác lên đến 95% so với bản vẽ thiết kế 3D. 

SYM HOUSE luôn không ngừng cải tiến và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thi công mới vào từng công trình, mang lại sự an tâm và hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có chính sách bảo hành kết cấu 15 năm, chống thấm + nứt tường và hệ thống điện nước lên đến 3 năm, bảo trì trọn đời theo định kỳ nên quý khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi. 

Câu hỏi thường gặp khi làm móng nhà 

Trên tiến trình phát triển của mình, SYM HOUSE không chỉ kiến tạo nên những ngôi nhà bền vững “vượt thời gian” mà chúng tôi còn là những người bạn luôn sẵn sàng giải đáp câu hỏi thắc mắc từ phía khách hàng trong quá trình xây dựng nhà ở đặc biệt là công đoạn thi công phần móng nhà. Không để bạn đọc phải chờ lâu, SYM HOUSE sẽ lần lượt đi giải đáp các câu hỏi ngay dưới đây: 

Câu hỏi 1: Chi phí thi công móng nhà hết bao nhiêu? 

Trả lời: 

Chi phí xây dựng móng nhà chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, bao gồm lựa chọn vật liệu xây dựng, có thể là tầm trung hoặc cao cấp. Ngoài ra, vị trí địa lý của công trình cũng đóng vai trò quan trọng, vì giá nhân công và giá vật liệu có thể thay đổi tùy theo khu vực. Do đó, việc tính toán chi phí cần xem xét toàn diện các yếu tố này để đảm bảo tính chính xác và hợp lý. Mỗi đơn vị thi công đều có cách tính khác nhau và mức giá này không cố định, dưới đây là cách tính chi phí thi công phần móng nhà tại SYM HOUSE, mời quý khách hàng tham khảo: 

  • Móng đơn (móng cốc): 45% x diện tích tầng 1
  • Móng băng:  65% x diện tích tầng 1
  • Móng bè: 85% x diện tích tầng 1
  • Móng Đài Dầm Giằng (trường hợp ép cọc bê tông):  65% x diện tích tầng 1
báo giá thi công phần thô
Chi phí thi công móng nhà hết bao nhiêu?

Có thể lấy vị dụ cụ thể như sau:

Giả sử ngôi nhà có diện tích đất là 5×20m và bố trí các công năng như sau:

  • Tầng 1: Sân để xe, phòng khách, phòng bếp, 01 phòng ngủ, 01 WC sân sau
    Tầng 2: 02 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung và 02 WC
    Tầng tum: Phòng thờ, giặt phơi, sân thượng xây
nhà phố 2 tầng 1 tum
Chi phí đổ móng nhà phố 2 tầng 1 tum

Diện tích tầng 1 xây dựng là  85 m2 và sử dụng móng bè. Vậy chi phí cho phần móng nhà 2 tầng 1 tum sẽ là:

Đơn giá thi công phần móng nhà = 85%x Đơn giá xây thô ở địa phương x diện tích tầng 1= 85% x 3.900.000 VNĐ/m2 x 85m2 = 281.775.000 đồng.

Chú ý: Mức giá được đề cập chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác về mức chi phí thi công phần móng nhà thì đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0986.685.538  để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất có thể!

Câu hỏi 2: Thông thường kích thước đào móng nhà sâu bao nhiêu là hợp lý? 

Trả lời: 

Dưới đây là phạm vi độ sâu thông thường cho các loại móng phổ biến:

  • Móng đơn và móng băng: Độ sâu của các loại móng này thường dao động từ 0,5 m đến 1,5 m, tùy thuộc vào yếu tố cụ thể của công trình và đặc tính của nền đất.
  • Móng bè: Đối với móng bè, độ sâu thường lớn hơn so với móng đơn và móng băng, dao động từ 0,5 m đến 2 m. Điều này nhằm đảm bảo rằng móng có đủ độ sâu để chịu được tải trọng của công trình và giảm thiểu tình trạng lún của đất.

Tuy nhiên, độ sâu chính xác của móng nhà có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như loại đất, tải trọng dự kiến, và các yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Việc xác định độ sâu móng cần được thực hiện bởi các kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp sau khi tiến hành khảo sát địa chất và phân tích các yếu tố kỹ thuật của công trình.

Câu hỏi 3: Nên đổ bê tông tươi cho phần móng hay bê tông trộn tay để tránh sự hao hụt thì hợp lý? 

Trả lời: 

Khi thi công phần móng của công trình, việc lựa chọn giữa bê tông tươi và bê tông trộn tay là một quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình. Bê tông tươi được trộn tại trạm trộn theo tỷ lệ chính xác và đồng nhất, thường là lựa chọn ưu việt hơn. Với bê tông tươi, bạn có thể đảm bảo chất lượng bê tông ổn định, đồng đều, và giảm thiểu rủi ro hao hụt do bê tông được vận chuyển và thi công trong điều kiện kiểm soát tốt. Mặc dù chi phí cho bê tông tươi cao hơn so với bê tông trộn tay, nhưng đây là khoản đầu tư xứng đáng để đảm bảo sự an toàn và bền vững của phần móng.

mong thu cong
Đổ móng bằng bê tông thủ công
Do mong be tong tuoi
Đổ móng bằng bê tông tươi

Ngược lại, bê tông trộn tay có thể tiết kiệm chi phí nhưng thường không đảm bảo được chất lượng đồng nhất và có nguy cơ hao hụt cao hơn. Bê tông trộn tay yêu cầu nhiều công sức và thời gian trong quá trình trộn và thi công, và dễ dẫn đến chất lượng không đồng đều. Do đó, lựa chọn bê tông tươi là giải pháp hợp lý hơn để đảm bảo phần móng của công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Trên thực tế, trước khi tiến hành đổ bê tông móng, SYM HOUSE luôn chú trọng đến việc kiểm tra độ sụt lún của bê tông. Đây là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng của bê tông trước khi đưa vào sử dụng. Độ sụt lún là chỉ số phản ánh tính linh hoạt và khả năng lưu động của hỗn hợp bê tông, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân phối và kết dính của bê tông trong khuôn móng.

bien phap thi cong nha pho 1
Đô độ sụt lún bê tông trước khi đổ móng tại SYM HOUSE
bien phap thi cong nha pho SYM
Đúc mẫu bê tông trước khi đổ móng tại SYM HOUSE

SYM HOUSE thực hiện kiểm tra độ sụt lún để xác định xem hỗn hợp bê tông có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không, giúp đảm bảo bê tông có đủ độ dẻo để lấp đầy khuôn móng một cách đồng đều và chắc chắn. Việc kiểm tra này giúp ngăn ngừa tình trạng bê tông bị khô quá mức hoặc lỏng quá mức, từ đó đảm bảo kết cấu bê tông có cường độ và độ bền tối ưu. Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, SYM HOUSE cam kết mang đến sự yên tâm cho khách hàng về độ bền và độ an toàn của phần móng, đồng thời bảo đảm rằng tất cả các công đoạn thi công đều tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất.

Tóm lại,  SYM HOUSE đã trình bày chi tiết các thông tin liên quan đến thi công móng nhà  bao gồm các loại móng phổ biến và kinh nghiệm thi công mà chúng tôi triển khai. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ hơn và đầy đủ hơn về lựa chọn và quy trình thi công móng. SYM HOUSE cam kết cung cấp những kiến thức hữu ích để hỗ trợ quý khách trong việc đưa ra quyết định xây dựng hiệu quả và an toàn nhất cho ngôi nhà của mình.

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ

Hồ Văn Việt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm

BÀI VIẾT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *