Sàn mái là khu vực thường xuyên phải “gồng mình” chống chọi với nắng mưa thường ngày. Chính vì vậy, hiện tượng thấm nước tại khu vực này diễn ra khá phổ biến và gây nhiều phiền toái cho gia chủ như bong tróc trần, ố tường cho đến ảnh hưởng kết cấu của công trình. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, tình trạng thấm sàn mái có thể khiến chi phí sửa chữa ngày càng đội lên theo thời gian.
Bạn đừng lo, trong bài viết này SYM HOUSE sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân thường gặp khiến sàn mái bị thấm sàn mái đồng thời chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp chống thấm phổ biến cho sàn mái giúp công trình nhà phố luôn bền vững “vượt thời gian”.
Điểm danh một số nguyên nhân gây thấm sàn mái nhà phố khiến nhà mau xuống cấp
Vậy, một số nguyên nhân gây thấm sàn mái khiến nhà mau xuống cấp là gì? Không để bạn đọc phải chờ lâu, ngay sau đây SYM HOUSE sẽ chia sẻ vấn đề này:
- Nguyên nhân thứ 1: Chất lượng bê tông không đảm bảo, kết hợp với việc bố trí cốt thép không hợp lý, chiều dày sàn quá mỏng khiến cho kết cấu sàn yếu, dễ xuất hiện các vết nứt nhỏ sau một thời gian sử dụng, tạo điều kiện cho nước mưa thấm xuống.
- Nguyên nhân thứ 2: độ dốc sàn mái và hệ thống thoát nước không được thiết kế tối ưu. Khi nước mưa không thoát kịp, bị ứ đọng lại trên mặt sàn trong thời gian dài sẽ dễ dàng thẩm thấu qua các khe nứt nhỏ hoặc lớp bê tông chưa được xử lý chống thấm kỹ càng.
- Nguyên nhân thứ 3: thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm, mưa nắng thất thường sẽ khiến bê tông giãn nở liên tục, tạo ra những vết nứt chân chim li ti, dần dần phát triển thành các điểm thấm rõ rệt.
- Nguyên nhân thứ 4: Những công trình xây dựng trên nền đất yếu hoặc đất mới san lấp, hiện tượng lún cố kết xảy ra sau khi công trình hoàn thiện cũng có thể khiến sàn mái bị tác động lực không đều, dẫn đến nứt và thấm nước
- Nguyên nhân thứ 5: Khe nối giữa bê tông cũ và bê tông mới không được xử lý đúng cách, khiến nước dễ dàng len lỏi qua các điểm tiếp giáp này.
- Nguyên nhân thứ 6: Sự chủ quan của một số đơn vị thi công, xem nhẹ công tác chống thấm trong quá trình xây dựng từ việc lựa chọn vật liệu không đạt chất lượng, sử dụng phụ gia chống thấm không phù hợp, cho đến thi công không đúng quy trình kỹ thuật.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thấm sàn mái nhà phố. Để hạn chế tối đa tình trạng này, việc thi công chống thấm cần được thực hiện đúng kỹ thuật, lựa chọn đúng vật liệu và tuân thủ quy trình chặt chẽ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư nên phối hợp với đơn vị thi công uy tín có kinh nghiệm trong quá trình xây dựng để ngôi nhà phố của gia đình bạn không xảy ra vấn đề này và tránh phát sinh chi phí sửa chữa, duy trì tính thẩm mỹ cho ngôi nhà trong thời gian dài.
Hướng dẫn quy trình chống thấm sàn mái nhà phố đúng kỹ thuật từ A-Z tại SYM HOUSE
Mỗi một đơn vị thi công sẽ có quy trình và phương pháp xử lý chống thấm sàn mái nhà phố khác nhau và tại SYM HOUSE, chúng tôi cũng có những tiêu chuẩn riêng biệt nhằm đảm bảo hiệu quả lâu dài và chất lượng cao nhất cho công trình.
Để hiểu rõ hơn về cách chúng tôi triển khai chống thấm sàn mái, hãy cùng theo dõi chi tiết các bước thực hiện dưới đây:
Đánh giá mức độ thấm và hư hại trước khi thi công
Trước khi tiến hành bất kỳ công tác nào, kỹ sư tại SYM HOUSE sẽ khảo sát hiện trạng sàn mái, kiểm tra các vết nứt, độ nghiêng và những dấu hiệu có nguy cơ thấm nước của ngôi nhà phố. Những khu vực có vết nứt sẽ được chúng tôi đánh dấu và xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo việc chống thấm diễn ra triệt để.
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái nhà phố
Thợ kỹ thuật tại SYM HOUSE sẽ sử dụng máy bắn chuyên dụng để xử lý chính xác phần chân tường 15cm chưa tô để loại bỏ hoàn toàn các mảng vữa thừa, tạo bề mặt sạch sẽ, gọn gàng.
Tiếp theo, toàn bộ bề mặt sàn mái được mài bằng máy mài công nghiệp nhằm tạo độ nhám cần thiết giúp tăng khả năng bám dính cho lớp chống thấm sau này.
Cuối cùng, bề mặt được vệ sinh kỹ bằng máy hút bụi công suất lớn để loại bỏ hoàn toàn bụi mịn đảm bảo sạch tuyệt đối trước khi thi công lớp chống thấm.
Gia cố và chống thấm kỹ vùng chân tường
Vùng chân tường là khu vực dễ xảy ra thấm nước nếu không được xử lý đúng cách. SYM HOUSE sử dụng vữa trộn phụ gia BestLatex R114 để trám phẳng, sau đó thi công lớp chống thấm Bestseal AC400 kết hợp dán lưới thủy tinh, đảm bảo độ bền và hạn chế nứt gãy trong quá trình sử dụng.
Chống thấm bề mặt sàn mái
Sau khi hoàn tất chống thấm chân tường, chúng tôi sẽ tiến hành thi công lớp chống thấm lên toàn bộ sàn mái theo định mức tiêu chuẩn. Các lớp vật liệu được thi công đúng thứ tự, đủ thời gian khô để làm sao đảm bảo độ phủ đồng đều và hiệu quả lâu dài.
Ngâm nước thử thấm và bàn giao công đoạn chống thấm sàn mái
Sau khoảng 24 giờ kể từ khi hoàn thiện lớp chống thấm cuối cùng, sàn mái nhà phố sẽ được ngâm nước kiểm tra trong vòng 24 giờ. Nếu không phát hiện rò rỉ, công đoạn chống thấm được bàn giao để tiếp tục các hạng mục hoàn thiện tiếp theo. Trường hợp có sự cố thấm, đội ngũ kỹ thuật tại SYM HOUSE sẽ tìm ra nguyên nhân và xử lý triệt để trước khi bàn giao ngôi nhà cho gia chủ.
Tóm lại, trên đây là giải pháp chống thấm sàn mái nhà phố hiệu quả và đúng cách được SYM HOUSE sử dụng. Hy vọng bài viết này mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp khách hàng định hình được phương pháp và cách thức chống thấm sàn mái cho ngôi nhà phố của gia đình mình một cách hiệu quả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ về Hotline: 098 668 55 38 để được tư vấn giải đáp.
TÁC GIẢ
Hồ Văn Việt>
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm
BÀI VIẾT
Hướng dẫn chi tiết quy trình xin giấy phép xây dựng nhà phố
Bảng giá nhân công xây dựng phần thô cập nhật mới nhất 2025
Có nên xây nhà trọn gói không? Chia sẻ chuyên gia Hồ Văn Việt
Cách tính chi phí thi công nhà phố theo m2 chuẩn nhất 2025