Đổ bê tông sàn là một công đoạn thi công đóng vai trò quan trọng nhưng lại dễ bị làm sai nếu không nắm rõ kỹ thuật. Nhiều công trình xây dựng nhà ở sau khi hoàn thiện đã xuất hiện tình trạng nứt sàn, thấm nước do thi công ẩu, thiếu kinh nghiệm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn giảm tuổi thọ toàn bộ ngôi nhà.
Vậy, làm thế nào để đổ sàn đúng chuẩn và bền vững theo thời gian? SYM HOUSE sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm thi công thực tế và đúng kỹ thuật ngay sau đây.
Sàn bê tông là gì?
Sàn bê tông là một trong những bộ phận kết cấu chủ lực đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau phần móng nhà với vai trò chịu lực và liên kết các tầng của công trình với nhau. Vật liệu tạo nên sàn bê tông chủ yếu bao gồm hỗn hợp xi măng, nước, cát và sỏi được trộn theo tỷ lệ phù hợp để đảm bảo độ bền, khả năng chịu tải và tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật – an toàn từ A đến Z tại SYM HOUSE
Quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật – an toàn từ A- Z tại SYM HOUSE được triển khai 6 bước:
1.Bước 1: Lắp dựng giàn dáo cho nhà ở
-Trước khi tiến hành thi công, SYM HOUSE sẽ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như cây chống, giàn tiệp, cốp pha, phủ phim, đà thép hộp, đà gỗ, v.v.
Lưu ý: Tất cả dụng cụ và vật liệu phải đảm bảo không có dấu hiệu cũ, gỉ sét, mục nát hoặc cong vênh, nhằm đảm bảo tính an toàn và chất lượng công trình.
-Tiếp theo, xác định chính xác cao độ và tim trục dầm sàn để đảm bảo việc thi công chính xác theo bản vẽ thiết kế mà đội ngũ kiến trúc sư đã trao đổi với khách hàng từ trước.
-Tiến hành lắp dựng giàn tiệp. Đặc biệt đối với sàn tầng 1, chúng tôi lót ván dưới chân giàn tiệp để giảm tải trọng, tránh hiện tượng lún sàn trong quá trình thi công.
2. Bước 2: Gia công lắp dựng cốp pha giàn nhà ở tại SYM
Đội thợ thi công tại SYM HOUSE sẽ tiến hành gia công ván khuôn theo đúng bản vẽ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo kích thước và kết cấu phù hợp với yêu cầu thi công.
-Sau đó, thực hiện cân chỉnh cao độ sàn một cách chính xác để việc lắp đặt hệ đà chính, đà phụ đảm bảo đúng kỹ thuật. Qua tìm hiểu, khoảng cách giữa các đà chính khoảng từ 100–125cm, và đà phụ cách nhau khoảng từ 50–60cm. Điều này sẽ giúp hệ ván khuôn ổn định và chịu lực tốt trong quá trình đổ bê tông.
– Lắp ráp hoàn chỉnh hệ ván khuôn sàn, đảm bảo bề mặt phẳng, kín khít, không bị hở để tránh rò rỉ hồ vữa.
– Đóng ván khuôn cho các hộp kỹ thuật ME như đường ống điện, ống nước âm sàn… một cách cẩn thận, đúng vị trí theo thiết kế hệ thống kỹ thuật.
– Cuối cùng, kỹ sư giám sát tại SYM HOUSE sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ cốp pha dầm sàn trước khi chuyển sang công đoạn buộc thép và lắp đặt hệ thống điện nước âm.
3. Bước 3: Gia công lắp dựng cốt thép cho sàn sắp đổ
Trước khi tiến hành gia công và lắp dựng, gia chủ cần chú ý đến cốt thép phải được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng:
- Đảm bảo đúng chủng loại, đường kính, chiều dài, vị trí theo bản vẽ thiết kế.
- Thép phải sạch, không gỉ sét, không dính dầu mỡ hoặc tạp chất, bởi vì các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bám dính và cường độ của bê tông.
Đội ngũ thợ thi công tại SYM HOUSE sẽ tiến hành thực hiện lắp dựng cốt thép dầm, sàn đúng kỹ thuật, đảm bảo các lớp thép trên – dưới, thép mũ, thép đan được bố trí chính xác. Các vị trí nối thép cũng được chúng tôi chú ý đảm bảo chiều dài chồng nối tiêu chuẩn, khoảng cách buộc thép đều và chắc chắn nên khách hàng yên tâm về vấn đề này.
Sau khi hoàn tất lắp dựng, trước ngày đổ kỹ sư tại SYM HOUSE sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ cốt thép và cốp pha, bao gồm: vị trí, chiều dài đoạn nối thép, số lượng và vị trí cục kê (con kê) bê tông, đảm bảo tạo được lớp bê tông bảo vệ theo yêu cầu kỹ thuật cho dầm và sàn.
4.Bước 4: Lắp đặt điện nước âm sàn ME
Sau khi hoàn thất công đoạn lắp dựng cốt thép cho sàn sắp đổ thì đầu việc tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành lắp đặt các ống thoát nước mưa, thoát nước bồn hoa và thoát nước ban công tại các vị trí có sàn âm hai lớp. Tại những điểm này, các đầu nối ống đội thi công tại SYM HOUSE sẽ quấn su non kỹ lưỡng nhằm đảm bảo kín khít, tránh hở mí gây thấm dột và rò rỉ nước sau này.
Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện lắp đặt hệ thống dây điện chiếu sáng, ống điện âm sàn và các ống xuyên tầng, đảm bảo đúng vị trí, đúng kỹ thuật theo bản vẽ thi công điện. Các đầu ống cũng được chúng tôi bịt kín, cố định chắc chắn để tránh xô lệch hoặc vỡ trong quá trình đổ bê tông.
5.Bước 5: Đổ bê tông dầm sàn
Tại SYM HOUSE, trước khi tiến hành đổ bê tông, đội thợ thi công sẽ thực hiện vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt dầm sàn và đầu trụ để làm sao đảm bảo không còn bụi bẩn, đất cát hoặc dị vật bám trên sàn bê tông đã đổ. Sau đó, chúng tôi sẽ tưới hồ dầu hoặc dung dịch kết nối lên các vị trí tiếp giáp giữa bê tông cũ và mới đặc biệt là đầu trụ để tăng khả năng liên kết, tránh nứt mạch ngừng.
Trong quá trình đổ bê tông, thợ sẽ đầm dùi kỹ tại các vị trí dầm và trụ, đồng thời phân phối đều bê tông để đảm bảo độ đặc chắc và hạn chế rỗ tổ ong.
Đối với khu vực sàn âm hai lớp, quy trình đổ bê tông được chia thành hai giai đoạn: đầu tiên đổ một lớp mỏng, sau đó đặt tấm xốp và cố định thật chắc chắn để tránh tình trạng xốp bị nổi lên khi đổ tiếp lớp bê tông sau. Bê tông nên được đổ từ giữa khu vực xốp ra mép dầm, giúp kiểm soát áp lực và giữ ổn định vị trí của xốp.
Thợ thi công tại SYM HOUSE sẽ liên tục kiểm tra độ dày lớp bê tông bằng cỡ đo chuyên dụng, đảm bảo bề dày đạt tiêu chuẩn thiết kế, tránh hiện tượng thừa hoặc thiếu gây ảnh hưởng chất lượng sàn.
Cuối cùng, sử dụng dụng cụ dập bê tông và thước dài để làm phẳng bề mặt sàn, tạo nền chuẩn bị cho các công đoạn hoàn thiện tiếp theo.
6.Bước 6: Bảo dưỡng đổ bê tông sàn
Bảo dưỡng bê tông sàn là bước cuối cùng sau khi hoàn tất đóng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng sàn bê tông sau khi thi công.
Sau khi bề mặt bê tông đã đông cứng có thể bước lên đi lại được, chúng tôi sẽ tiến hành rải bao bố sau đó tưới nước thường xuyên để giữ ẩm liên tục cho bề mặt trong suốt quá trình bảo dưỡng.
Lưu ý: Trong trường hợp thi công dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, sau khoảng 30 phút kể từ khi bê tông bắt đầu đông cứng, gia chủ cần phun nước đều khắp mặt sàn để làm mát và hạn chế hiện tượng mất nước bề mặt sàn bê tông đã đổ. Tần suất tưới nước lý tưởng thường ban ngày từ 1–2 giờ/lần, và ban đêm ít nhất 1 lần, nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho quá trình đông kết và phát triển cường độ của bê tông
Những lưu ý “sống còn” trước, trong và sau khi đổ bê tông sàn giúp công trình bền vững theo thời gian
Một số lưu ý trước – trong – sau khi đổ bê tông sàn giúp công trình nhà ở luôn bền vững theo thời gian:
Trước khi đổ bê tông
Trước khi đổ bê tông, gia chủ cần đảm bảo rằng ván khuôn đã được nghiệm thu và đạt tiêu chuẩn. Phần mặt sàn nhà ở tầng 1, tầng 2, tầng 3,… cũng cần được vệ sinh sạch sẽ và tưới liên kết ở đầu trụ để đảm bảo độ bám dính tốt. Các máy móc và dụng cụ cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là cỡ đo chiều dày của bê tông.
Các gờ bê tông và khu vực hạ cos phải được lắp ván khuôn sẵn sàng. Kiểm tra độ sụt bê tông và đảm bảo thời gian xuất xưởng của bê tông nằm trong phạm vi cho phép.
Trong quá trình đổ bê tông
Trong quá trình đổ, bê tông sàn cần được diễn ra đổ liên tục không để gián đoạn lâu bởi nếu bị gián đoạn quá lâu (thường khoảng > 1.5-2 giờ) thì bê tông lớp dưới có thể bắt đầu ninh kết, làm mất tính liên kết, dẫn đến mạch ngừng lạnh dễ nứt hoặc thấm nước trần nhà.
Đảm bảo đầm dùi kỹ lưỡng ở mọi vị trí, đặc biệt là dùi kỹ ở các vị trí đầu trụ. Thường xuyên sử dụng cỡ đo chiều dày bê tông để kiểm tra độ dày sàn. Đồng thời, cần làm mặt bê tông phẳng, tránh tình trạng gồ ghề, không đều.
Sau khi đổ bê tông
Ngay sau khi đổ sàn xong, cần tiến hành bảo dưỡng bê tông kịp thời, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng (khoảng 30 phút sau khi đổ). Khi bê tông đã đông cứng, gia chủ cần phủ bao bố và tưới nước để giữ ẩm để đảm bảo sự phát triển đầy đủ của bê tông. Hoặc một số trường hợp khác, tránh mất thời gian nhiều gia chủ cũng có thể bơm nước để ngâm trực tiếp bơm sàn bê tông khoảng 3-7 ngày.
Bí quyết đổ bê tông sàn không nứt – Chia sẻ thực tế từ KTS. Hồ Văn Việt (CEO tại SYM)
Trong thi công nhà ở dân dụng hay bất cứ công trình khác, sàn bê tông đóng một vai trò quan trọng trong việc chịu lực và kết nối các tầng với nhau. Tuy nhiên, nhiều công trình xuống cấp nhanh không phải vì vật liệu kém, mà do kỹ thuật thi công chưa được chú trọng đúng mức.
Dưới đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế công trình, do chính KTS. Hồ Văn Việt chia sẻ nhằm giúp các chủ đầu tư/ gia chủ và đội ngũ thi công đảm bảo kỹ thuật, tránh sai sót đáng tiếc:
- Chủ động hạ cốt tại các khu vực ban công, nhà vệ sinh để tạo độ dốc thoát nước, ngăn nước đọng gây ẩm mốc về sau.
- Thi công gờ chắn nước tại ban công, WC và quanh khu vực sàn mái. Điều này nhằm giảm nguy cơ thấm ngược. Đây là một lỗi phổ biến dễ phát sinh nếu không xử lý ngay từ đầu.
- Tạo gờ tại chân cầu thang để ngăn hiện tượng bong tróc, nứt tách lớp nền sau khi hoàn thiện cán sàn
- Thực hiện đầm dùi kỹ lưỡng ở tất cả vị trí đặc biệt là các góc khuất, cạnh dầm, chân trụ ( nơi bê tông dễ rỗ nếu thi công sơ sài).
- Luôn kiểm tra chiều dày sàn bằng thước chuyên dụng trong quá trình thi công để đảm bảo sàn đúng thiết kế, tránh chênh lệch gây yếu điểm chịu lực.
- Xoa mặt bê tông ngay sau khi đổ từng khu vực, không để bê tông khô cứng mới quay lại xử lý, giúp bề mặt bằng phẳng và đồng nhất.
- Tuân thủ quy trình đổ bê tông dầm – sàn đúng kỹ thuật, đổ liên tục, không ngắt quãng, đảm bảo kết cấu được liên kết đồng bộ.
- Bảo dưỡng bê tông kịp thời và đủ chu kỳ đặc biệt trong 7 ngày đầu bằng cách tưới nước đều đặn, phủ ẩm hoặc trải bao tải giữ ẩm để tránh nứt nẻ do khô nhanh.
Tóm lại, trên đây là một số kinh nghiệm đổ bê tông sàn chuẩn kỹ thuật tại SYM HOUSE được đúc kết từ quá trình thi công thực tế và sự đồng hành của đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm tại công ty chúng tôi. SYM HOUSE luôn chú trọng từng chi tiết nhỏ nhất từ công tác chuẩn bị, thi công nhà ở cho đến bảo dưỡng sau khi đổ nhằm đảm bảo chất lượng kết cấu sàn luôn đạt chuẩn, hạn chế tối đa tình trạng nứt, thấm hay lún sau này.
Bên cạnh đó, chúng tôi không chỉ xây nhà mà còn xây dựng niềm tin bằng những cam kết rõ ràng và minh bạch:
- Vật tư chính hãng: Chỉ sử dụng vật liệu đạt chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo độ bền và tính an toàn cho công trình.
- Kỹ sư giám sát trực tiếp: Theo dõi sát sao tiến độ, báo cáo hàng ngày để khách hàng luôn yên tâm trong suốt quá trình thi công.
- Đội ngũ thi công lành nghề: Công nhân có tay nghề cao, trách nhiệm và giàu kinh nghiệm thực tế, thi công cẩn thận đến từng chi tiết.
Bàn giao đúng tiến độ: Chúng tôi cam kết giao nhà đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. - Bảo hành kết cấu 15 năm: Bảo hành dài hạn, khẳng định chất lượng và sự uy tín từ SYM HOUSE đối với khách hàng đã “trao niềm tin” vào chúng tôi.
Đối với chúng tôi, mỗi công trình không chỉ là nơi để ở, mà còn là một sản phẩm mang giá trị bền vững theo thời gian. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị thi công chuyên nghiệp, thi công đúng kỹ thuật, đừng ngần ngại liên hệ SYM HOUSE để được tư vấn chi tiết và tận tâm nhất!
>>>Xem thêm:
- Móng dùng Mác bê tông bao nhiêu là chuẩn? Xem Ngay!
- Quy trình kiểm tra bê tông móng/sàn trước khi đổ tại SYM HOUSE
TÁC GIẢ
Hồ Văn Việt>
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm
BÀI VIẾT
Hướng dẫn chi tiết quy trình xin giấy phép xây dựng nhà phố
Bảng giá nhân công xây dựng phần thô cập nhật mới nhất 2025
Có nên xây nhà trọn gói không? Chia sẻ chuyên gia Hồ Văn Việt
Cách tính chi phí thi công nhà phố theo m2 chuẩn nhất 2025