Quy trình các bước thi công nhà phố bạn nên biết

Thi công nhà phố cùng SYM HOUSE chính là giải pháp tối ưu dành cho chủ đầu tư. Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, SYM HOUSE tự tin mang đến sản phẩm nhà ở chất lượng và khiến gia chủ hài lòng nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết về vật liệu sử dụng, tiến độ thi công và báo giá tốt nhất trên thị trường. Mời bạn cùng tham khảo kế hoạch quy trình thi công xây dựng nhà phố và xây nhà trọn gói qua bài viết dưới đây!

Kế hoạch thi công nhà phố trọn gói

quy-trinh-xay-nha-tron-goi-SYM-HOUSE

Quy trình xây dựng nhà phố trọn gói tại Sym House

1. Kế hoạch thi công: ( Giả sử áp dụng cho ngôi nhà phố diện tích đất 50m2, xây 4,5 tầng )

1.1. Công tác chuẩn bị: 

  • Chuẩn bị lán trại cho công nhân.
  • Chuẩn bị thiết bị, máy móc, dụng cụ cần thiết để bắt đầu vào thi công. 
  • Che chắn, làm hàng rào bảo vệ công trình và không ảnh hưởng đến xung quanh.
  • Chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước phục vụ thi công, chuẩn bị bãi tập kết vật tư, vật liệu gọn gàng, an toàn. ( Giai đoạn này mất khoảng 8-10 ngày )

1.2. Thi công phần ngầm: 

  • Ép cừ vây, đóng cọc tre chống sạt lở đất công trình lân cận, chống văng các công trình lân cận ( nếu hiện trạng công trình bắt buộc phải làm ).
  • Xác định, đào móng đến độ sâu thiết kế, ép cọc bê tông cốt thép nếu có theo thiết kế.
  • Gia công cốt thép, cốp pha móng, đổ bê tông móng.
  • Xây bể ngầm, lấp nền. ( Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-20 ngày )

1.3. Thi công thô phần thân nhà:

  • Lắp dựng cốt thép, cốp pha, đổ bê tông các cột.
  • Xây các tường bao, tường ngăn phòng.
  • Lắp dựng hệ giáo chống, cốp pha dầm sàn, lắp dựng cốt thép dầm sàn.
  • Đổ bê tông sàn.
  • Các sàn tầng tiếp theo thực hiện các công tác tương tự đến sàn mái.
  • Trát trong, trát ngoài công trình. (Giai đoạn này kéo dài khoảng 10-12 ngày cho mỗi sàn đổ bê tông, trát trong, trát ngoài kéo dài khoảng 25-30 ngày)
xay nha tron goi 1111
Thi công thô phần thân nhà

1.4. Thi công phần hoàn thiện nhà:

  • Thi công chống thấm các nhà vệ sinh, ban công, sàn tum, sàn mái.
  • Thi công các đường điện, nước âm tường, âm trần, đấu nối hệ thống cấp, thoát nước khu vực. 
  • Thi công ốp lát gạch, đá theo thiết kế.
  • Thi công trần thạch cao theo thiết kế nếu có.
  • Thi công hệ thống cửa gỗ, cửa nhôm kính, cửa sắt, cửa cuốn…
  • Thi công cầu thang, lan can ban công, sàn gỗ nếu có.
  • Thi công sơn bả trong nhà, ngoài nhà.
  • Thi công lắp đặt thiết bị vệ sinh, đèn chiếu sáng, đèn trang trí, điều hòa.
  • Thi công lắp đặt đồ nội thất.
  • Vệ sinh bàn giao công trình. ( Giai đoạn này kéo dài khoảng 50-70 ngày)
xay nha tron goi
Thi công phần hoàn thiện nhà

2. Quy trình thi công xây dựng nhà phố trọn gói: 

Quy trình thi công dựa trên các bước của kế hoạch thi công, ở mỗi hạng mục sẽ có những yêu cầu kỹ thuật riêng, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nói chung và đặc thù công trình nói riêng.

2.1. Thi công phần móng, thân nhà thô với các công tác cốt pha, cốt thép, bê tông, xây trát, ốp lát ( hay còn gọi là phần nề ): 

  • Đào móng phải đảm bảo yếu tố an toàn cho các công trình lân cận, sử dụng biện pháp để gia cố các công trình lân cận.
  • Ép cọc bê tông cốt thép phải đạt đủ lực thiết kế, nếu đóng cọc tre thì nền móng phải có nước, đường kính cọc và độ dài đủ tiêu chuẩn, mật độ 25 cọc/m2.
  • Lắp dựng cốp pha phải chắc chắn, đảm bảo không bị phình, biến dạng khi đổ bê tông, không bị mất nước bê tông.
  • Thi công cốt thép phải đúng kỹ thuật, tuân thủ bản vẽ thiết kế.
  • Bê tông tươi hoặc trộn tại chỗ phải đảm bảo đúng mác thiết kế, đảm bảo độ dẻo, đúng tỉ lệ cấp phối.
  • Tường xây tiếp giáp cột bê tông phải khoan râu thép chống nứt tách, tối thiểu 5-6 hàng gạch 1 râu.
  • Công tác xây tường phải căng dây, thả dọi, dùng máy laze để kiểm tra, xác định chuẩn xác suốt quá trình thi công.
  • Tường xây phải thẳng, không được xây trùng mạch gạch, phải quay gạch để mỏ ở những vị trí tường giao nhau.
  • Công tác trát tường đảm bảo vữa trộn đúng cấp phối mác, không ép vữa khô dễ mất nước nhanh dẫn đến rạn nứt bề mặt.
  • Trước khi trát phải tưới tường gạch ngậm no nước, đảm bảo không bị hút ngược mất nước lớp trát.
  • Các vị trí tiếp giáp giữa cột bê tông với tường gạch phải đóng lưới trát đảm bảo không bị nứt tách.
  • Cán nền vệ sinh, ban công, sân ướt, mái phải đảm bảo độ dốc để thoát nước nhanh chóng.
  • Ốp lát phải thật phẳng bề mặt, trùng mạch, không bị nhai mạch, đảm bảo tính thẩm mĩ.
  • Che chắn, làm hàng rào bảo vệ công trình và không ảnh hưởng đến xung quanh.

2.2. Thi công phần điện, cấp thoát nước: 

  • Rạch tường đi ống gen điện phải dùng máy cắt, rồi mới đục, tránh ốm tường, khi trát phủ lại phải trát 2 lớp hoặc phải đóng lưới chống nứt.
  • Cáp điện đến từng tầng, từng thiết bị phải tính toán đủ tiết diện dây, đủ tải phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ.
  • Hệ thống ống cấp, thoát nước sau khi thi công xong phải đổ nước thử kín, đối với nhà cao tầng sẽ thử cả áp suất.
  • Các đường ống cấp, thoát nước phải có đường kính phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, phải có các ống thoát khí E tránh trường hợp áp suất khí đẩy ngược làm tắc nghẽn dòng chảy.
Thi công phần điện, cấp thoát nước
Thi công phần điện, cấp thoát nước

2.3. Thi công phần chống thấm: 

  • Sử dụng đúng chủng loại vật liệu cho từng khu vực, ví dụ bể phốt phải dùng loại chịu được hóa chất, bể nước phải dùng loại an toàn với sức khỏe, ở ban công hay mái phải dùng loại có tính đàn hồi cao, chịu nhiệt.
  • Đổ cổ ống thoát sàn, thoát thải bằng vữa chống co ngót, có gắn gioăng chương nở cổ ống.
  • Dán lưới ở các vị trí tiếp giáp tường sàn, và sàn rồi quét vật liệu chống thấm nhằm tăng tính đàn hồi, đảm bảo vật liệu chống thấm sẽ bền vững hơn.
  • Trước khi thi công phải vệ sinh mặt bằng thật sạch sẽ.
  • Sau khi thi công phải ngâm nước kiểm tra tối thiểu 2 ngày.

2.4. Thi công phần thạch cao: 

  • Khung xương ty treo phải đảm bảo chắc chắn, đủ mật độ thanh xương treo tấm.
  • Tấm treo phải đảm bảo phẳng, các mối nối tấm khít, xử lý mối nối phải dán lưới, trét bột bả liên kết phẳng.
  • Sử dụng tấm chống ẩm cho khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh.

2.5. Thi công phần sơn bả: 

  • Đánh giáp, vệ sinh sạch bề mặt tường.
  • Bả 2 lớp, để khô hoàn toàn mới mài xả, tạo độ phẳng mịn cho tường.
  • Sơn lót đầy đủ chống kiềm và tạo độ liên kết, lên tông màu cho lớp sơn màu.
  • Chỉ sơn bả khi bề mặt tường đã khô hoàn toàn.
sonnha
Thi công phần sơn bả

2.6. Thi công phần sắt, nhôm kính: 

  • Gia công phải chuẩn xác kích thước so với hiện trạng xây dựng.
  • Lắp dựng không được cong vênh, khó đóng, khó mở.
  • Sơn tĩnh điện để đạt hiệu quả độ bền cao.
  • Nhôm kính sử dụng loại kính 2 lớp, có lớp keo trong an toàn ở giữa.
  • Sử dụng kính hộp hút chân không, cách nhiệt đối với cửa chịu nhiều hướng nắng.

2.7. Thi công phần gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, sàn gỗ, cửa gỗ, cầu thang gỗ: 

  • Gia công phải chuẩn xác kích thước so với hiện trạng xây dựng.
  • Lắp dựng không được cong vênh, khó đóng, khó mở.
  • Sơn PU để đạt hiệu quả độ bền cao.
  • Gỗ tự nhiên phải phơi, sấy thật khô, tránh co ngót cong vênh.
  • Gỗ tự nhiên phải được phun thuốc chống mối mọt.
  • Sàn gỗ công nghiệp dùng loại chống nước theo chỉ số AQ, và chống xước theo chỉ số AC cho phù hợp.
thi cong san go cong nghiep 1
Thi công phần gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, sàn gỗ, cửa gỗ, cầu thang gỗ

 

Trên đây là quy trình xây dựng nhà phố mà bạn nên biết được SYM HOUSE chia sẻ bằng kiến thức chuyên môn của mình. Mọi thông tin muốn giải đáp hãy liên hệ qua số hotline: 0986.685.538 để được tư vấn tận tâm và chính xác nhất. Ngoài dịch vụ thi công nhà phố SYM HOUSE còn là đơn vị chuyên xây nhà trọn gói tại các khu vực phía Bắc bao gồm:

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ

Hồ Văn Việt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm

BÀI VIẾT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *